Hệ thống thư viện Sách điện tử

THCS Thanh Liệt

  • Giới thiệu sách tháng 10 - Ngày 30 tháng 10 năm 2023

    Ngày tạo: 08:49, 07/05/2024
    1Chia sẻ

    TRƯỜNG THCS THANH LIỆT

        THƯ VIỆN

     

    BÀI GIỚI THIỆU SÁCH

     

    Thời gian:  Ngày 30 tháng 10 năm 2023

    Địa điểm:    Các lớp

    Chủ đề:       Văn hóa-Lịch sử

    Tên sách:    “GIÃ SỬ THĂNG LONG - HÀ NỘI”

    Mã Sách:    Sử-000290

    Người thực hiện:  GVCN và học sinh các lớp

    Đối tượng: Cán bộ, giáo viên và công nhân viên, học sinh toàn trường

    Số người tham dự:  Khoảng 2000 người

     

    Kính thưa các thầy giáo, cô giáo  cùng thoàn thể các em học sinh!

    Thăng Long, tên gọi thủ đô chúng ta ngày nay, xuất hiện từ năm 1010, khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư tới đây. Tiếp đó, vùng đất này còn có các tên gọi khác như Đông Kinh, Đông Đô, Bắc Thành, Hà Nội. Tên gọi Hà Nội xuất hiện từ năm 1831, do vua Minh Mệnh đặt với ý nghĩa đây là thành phố nằm giữa các con sông. Từ 1010 cho đến 1945, vùng đất này đã diễn ra biết bao sự kiện lịch sử, biến cố liên quan đến các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ, Mạc, Lê - Trịnh, Tây Sơn, Nguyễn, và cuối cùng là thủ phủ của xứ Bắc Kỳ là Liên bang Đông Dương.

    Cuốn sách này là một sưu tầm những chuyện dã sử (sự kiện và nhân vật) lưu truyền trong dân gian khởi đầu từ triều Lý cho tới năm 1945, khi Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn thoái vị.

    Vì đây là cuốn dã sử - những chuyện lịch sử lưu truyền trong dân gian- nên các câu chuyện ở đây không thể có tính chính xác tuyệt đối. Tuy nhiên các câu chuyện này vẫn có cái lõi sự thực nhất định, được nhiều người chứng kiến, bình luận, ngấm ngầm ghi nhận và khẳng định rồi được kể một cách tự do theo cảm quan hay theo nhận thức của số đông. Ở đây không chỉ có chuyện trong cung đình, mà còn có chuyện của những người có tên tuổi, chuyện về những sự kiện quan trọng của các triều đại, các giai đoạn, có thể là chuyện sử của một người (cả người người có tiếng tăm và người bình thường), của một làng, của một dòng họ, ít nhiều liên quan đến chính sử, nhưng cũng có thể là chuyện riêng, tầm ảnh hưởng chỉ trong phạm vi không gian và thời gian hạn hẹp song vẫn có một giá trị sử liệu nhất định, vẫn tồn tại trong ký ức của nhiều người và nhiều thế hệ.

    Các câu chuyện dã sử này đáng tin đến mức độ nào là một điều không dễ đoán định. Không lấy gì làm chắc về một ông vua Lê Duy Bang nào đó đã từng là con nợ của rất nhiều người, gây nên những chuyện buồn cười nhưng lại rất khó bác bỏ bởi câu thành ngữ “Nợ như chúa Chổm” hay cái tên phố Cấm Chỉ tới nay vẫn tồn tại ở Hà Nội. Rồi tên Hồ Hoàn Kiếm gắn với việc Lê Lợi hoàn lại co Long Vương thanh gươm thần, chùa Chân Tiên gắn với việc Nguyễn Trãi thảo lởi thề buộc Vương Thông phải giảng hòa, hoặc điện Huy Văn, chùa Dục Khánh gắn với sự kiện bà phi Ngô Thị Ngọc Dao được vợ chồng Nguyễn Trãi giúp, trốn ra ngoài cung tránh sự truy đuổi  của hoàng hậu Nguyễn Thị Anh, sinh Lê Thánh Tông ở đây và tới nay vẫn còn các bức tượng thờ: Lê Thánh Tông, Ngô Ngọc Dao, Nguyễn Trãi Nguyễn Thị Lộ?

    Bên cạnh các câu chuyện truyền văn còn có các bài vè được xem như những tài liệu khẩu báo, ghi chép chân thực các sự kiện diễn ra bên cạnh các ghi chép chính sử như Hà Thành chính khí ca, Hà Thành thất thủ ca, vè Đông Kinh Nghĩa Thục... Ngoài ra còn nhiều thành ngữ, ca dao gắn với các câu chuyện được dân gian truyền tụng, chẳng hạn “Chơi với kẻ Sốm không ốm cũng què”, kể về một làng ở tổng Cổ Lãm, nay thuộc Thanh Oai đã tham gia đánh quân Minh trong trận quân ta phục kích ở cầu Nhân Mục hoặc câu ca “Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn” gắn với sự kiện nhân dân vùng Thăng Long nô nức đón mừng quân đội của Lê Lợi, khi nhà lãnh tụ này đóng quân ở Bồ Đề, uy hiếp thành Đông Quan bị giặc Minh chiếm đóng. Bồ Đề là địa điểm trên Sông Hồng. Cắt cỏ Bồ Đề là để tiếp tế cho ngựa của nghĩa quân. Và còn rất nhiều câu chuyện liên quan đến các nhân vật lịch sử thời cận đại, hiện đại mà tên của họ giờ đây đã trở thành tên các con phố ở Thủ đô.

     

    Dù có lẽ nhiều chuyện dã sử cần có thời gian giám định, đối chiếu nhưng hy vọng các câu chuyện trong cuốn sách này làm phong phú thêm cho lịch sử thủ đô, giúp người đọc nhìn nhận về hình ảnh Thăng Long - Hà Nội dưới một góc nhìn mới

    Mời các thầy cô và các em học sinh đón đọc tại thư viện nhà trường !

     

     

    XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU

    Phó Hiệu trưởng

     

     

     

     

    Trần Thị Thanh Tình


  • Về trang trước

  • Tin tức cùng chuyên mục

Trường THCS Thanh Liệt

Địa chỉ: Đang cập nhật dữ liệu... Website: thcsthanhliethn.thuvien.edu.vn  QR Code
Đang nghe bạn nói...